fbpx

TOP 6 LOẠI NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Redsunland.vn – Nhà xưởng công nghiệp giúp tạo nên một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả cho công nhân viên và cung cấp một nơi lưu trữ an toàn cho tài sản của công ty. Do vậy, các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng xây dựng nhà xưởng và quan tâm đến mặt hình thức cũng như tính năng khác. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây và tham khảo những mẫu nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay bạn nhé.

TOP 6 LOẠI NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

1. Nhà xưởng công nghiệp là gì?

Nhà xưởng trong tiếng Anh gọi là “Factory”, trong tiếng Trung được gọi là “工厂”. Nhà xưởng là nhà máy, xưởng sản xuất với diện tích, quy mô lớn phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp. Nhà xưởng là nơi tập trung nguồn nhân lực và trang thiết bị máy móc nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quy trình sản xuất, bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong những ngành công nghiệp.

Nhà xưởng có thể có kích thước và tính năng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp và các mặt hàng cần lưu trữ.

2. Top 6 loại nhà xưởng công nghiệp phổ biến nhất hiện nay 

Tùy theo mục đích sử dụng và đặc thù ngành sản xuất mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng nhà xưởng của mình theo những thiết kế khác nhau. Hiện nay, có 6 dạng nhà xưởng công nghiệp phổ biến được nhiều công ty lựa chọn xây dựng. Mời bạn tham khảo chi tiết dưới đây:

2.1. Nhà xưởng thép tiền chế

Đây là loại nhà xưởng vô cùng phổ biến và đã ra đời từ rất lâu để phục vụ cho hoạt động công nghiệp.

Nhà xưởng thép tiền chế là loại nhà xưởng làm bằng các cấu kiện bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm nhà xưởng thép tiền chế hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình.

Top 6 Loại Nhà Xưởng Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay Redsunland
Nhà xưởng trong KCN Thuận Thành – Bắc Ninh

Thành phần cấu tạo chính

  • Khung chính (cột, kèo, dầm)
  • Thành phần kết cấu thứ yếu khác: xà gồ, giằng…
  • Tấm thép tạo hình
  • Tôn lợp mái
  • Móng là kết cấu chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà, người ta có thể làm móng nông hoặc móng sâu tùy vào nhu cầu.

Ưu điểm: 

  • Trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt.
  • Tiết kiệm kinh phí, vật liệu phụ (so với các loại nhà xưởng cố định truyền thống).
  • Lắp dựng khá đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
  • Tận dụng được tối đa không gian nhà xưởng với dải bước nhịp lớn.
  • Tính đồng bộ của toàn khung thép rất cao.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô nhà xưởng.
  • Ít tốn kém thời gian, tiền bạc bởi các cấu kiện được chế tạo sẵn có từ nhà máy.

Đặc biệt nhà xưởng thép tiền chế cách nước tốt bằng cách sử dụng hệ thống mái mối đứng, các thành phần thoát nước và diềm mái. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, đáp ứng mọi công năng và trang bị bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiến trúc đẹp.

Chính những lý do trên khiến nhà thép tiền chế là loại nhà lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị…

Nhược điểm:

  • Dễ ăn mòn, rỉ: Vì được tạo nên chủ yếu từ thép đúc sẵn nên loại nhà xưởng này thường dễ bị ăn mòn và gỉ. Cần phải sơn bên ngoài để bảo vệ và gia tăng tính thẩm mỹ.
  • Kháng lửa thấp: Nếu ở nhiệt độ cao thép sẽ biến dạng, làm hỏng kết cấu ban đầu, giảm độ bền và thậm chí là sụp đổ. Mặc dù vậy thép vẫn không dễ cháy và các công ty xây dựng đã tìm ra giải pháp cho việc này.
  • Chi phí bảo dưỡng cao: Nhà tiền chế muốn đảm bảo độ bền cần phải được bảo dưỡng thường xuyên. Chính vì vậy sẽ tốn khá nhiều chi phí cho vấn đề này.

2.2. Nhà xưởng nhiều tầng

Nhà xưởng cao tầng là loại nhà xưởng được thiết kế với mục đích giải quyết tình trạng quỹ đất hạn hẹp cho các công ty, nhà máy sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. 

Nhà xưởng cao tầng được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng có cấu tạo gồm 3 phần chính: Phần nền móng, Phần khung thép, Phần kết cấu bao che.

Top 6 Loại Nhà Xưởng Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay Redsunland1
Nhà xưởng 3 tầng diện tích 8000m2 tại KCN Hòa Phú

Những ngành công nghiệp phù hợp với nhà xưởng cao tầng:

  • Các ngành công nghiệp không ảnh hưởng xấu đến môi trường, không thải mùi hôi, nước thải, khói bụi.
  • Công nghiệp có máy móc nhẹ (dưới 1.000 kg/ m2).
  • Ngành sản xuất có trang thiết bị nhỏ gọn nhẹ đặt trực tiếp lên sàn tầng, như xí nghiệp công nghiệp nhẹ sản xuất dụng cụ đo lường, dụng cụ y tế,..
  • Phòng lab thí nghiệm, phòng nghiên cứu và phát triển.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí: nhà xưởng cao tầng là phương án tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp, diện tích xây dựng không cần phải quá rộng, mà có thể mở rộng theo chiều cao, với kết cấu cấu kiện thép từng tầng. 
  • Tiết kiệm diện tích: Nếu sử dụng nhà xưởng theo kiểu dàn trải sẽ rất phung phí quỹ đất và tiền bạc nên nhà xưởng cao tầng ra đời được xem là giải pháp tốt cho bài toán đáp ứng đủ mặt bằng cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ.
  • Tạo cơ sở hạ tầng hiện đại:
    • Hệ thống thang vận chuyển hàng hóa, thang máy di chuyển rộng và an toàn.
    • Tủ điện tiên tiến đảm bảo điện cho hoạt động kinh doanh.
    • Hệ thống PCCC tự động giúp báo động khi hỏa hoạn xảy ra.
    • Hạ tầng viễn thông, băng thông rộng.
    • Hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước… đến từng xưởng.
    • Quy trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A.
    • Có khu nhà để xe riêng và hệ thống căn tin hiện đại.
    • Hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ toàn diện.
    • Tất cả đều phục vụ cho mục tiêu tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • Việc vận chuyển theo đường thẳng đứng khó khăn
  • Tốn nhiều diện tích để làm cầu thang lên xuống, các sàn trung gian chịu tải trọng động của máy móc làm việc kém hơn sàn nền.

2.3. Nhà xưởng kết hợp văn phòng

Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn loại hình này. Nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng là loại nhà xưởng được phân chia thành 2 khu chức năng là xưởng sản xuất và văn phòng. Loại hình nhà xưởng này là một công tác quan trọng trong hoạt động chung của một doanh nghiệp. 

Bố cục trong nhà xưởng ảnh hưởng đến việc tối ưu hiệu quả sản xuất, đồng thời cũng phải đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Nhà xưởng kết hợp văn phòng là chìa khóa để thiết kế tốt kết hợp nhu cầu của nhân viên (bao gồm cả khách hàng), vật liệu (vật liệu thô, thành phẩm), và máy móc thiết bị sao cho tạo thành một hệ thống duy nhất hoạt động tốt.

Top 6 Loại Nhà Xưởng Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay Redsunland2
Nhà xưởng tại KCN Châu Sơn, Hà Nam

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm được chi phí đầu tư nhờ việc tận dụng diện tích nhà xưởng kết hợp làm văn phòng.
  • Giúp cho các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình vận hành.
  • Phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Dễ mở rộng/thu nhỏ khi cần thiết: Doanh nghiệp chỉ cần thay đổi vách ngăn là nhanh chóng mở rộng hoặc thu nhỏ không gian cho từng khu vực.
  • Thi công nhanh chóng: Quá trình thi công văn phòng gói gọn với kế hoạch xây dựng nhà xưởng. Doanh nghiệp không mất nhiều thời gian xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu.

Nhược điểm

  • Đòi hỏi diện tích nhà xưởng rộng đủ cho cả hai loại công trình.
  • Cần phương án thiết kế chuẩn để sử dụng diện tích tốt nhất, tiết kiệm chi phí.

2.4. Nhà xưởng hiện đại

Sau nhiều năm phát triển và thay đổi, ngày nay loại hình nhà xưởng hiện đại rất được ưa chuộng và xây dựng nhiều trong các khu công nghiệp. 

Nhà xưởng công nghiệp hiện đại đáp ứng đầy đủ không gian cho các hệ thống máy móc, quá trình sản xuất với công năng tối ưu nhất. Việc thiết kế thi công lắp đặt nhà xưởng công nghiệp cần được thực hiện một cách chính xác, tiết kiệm không gian. Các nhà xưởng công nghiệp hiện nay theo xu hướng thiết kế không gian mở và đơn giản hóa những vách ngăn để tiết kiệm không gian bên trong của xưởng.

Top 6 Loại Nhà Xưởng Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay Redsunland3
Nhà xưởng xây sẵn trong KCN Yên Bình

Ưu điểm

  • Mẫu nhà xưởng hiện đại có nhiều tính năng vượt trội, giúp tích hợp những dây chuyền và máy móc sản xuất hiện đại nhất.
  • Thiết kế bên ngoài được chú trọng và thường sử dụng dòng tôn xám hoặc trắng sữa để mang những điểm nhấn riêng biệt.
  • So với những loại hình khác nhà xưởng công nghiệp hiện đại có thiết kế thông minh, tận dụng tối đa không gian, có sức chứa và quy mô sản xuất lớn.

Nhược điểm

  • Chi phí để xây dựng nhà xưởng hiện đại sẽ cao hơn so với các loại hình khác vì được sử dụng những nguyên vật liệu hiện đại nhất và tốt nhất.
  • Không phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ vì để xây dựng loại hình nhà xưởng này cần quy mô và diện tích lớn.

2.5. Nhà xưởng đôi

Nhà xưởng đôi là mẫu thiết kế nhà xưởng cân xứng, thường có từ 2 xưởng quy hoạch trên một lô đất (thường nằm song song và có giao thông nối tiếp các xưởng với nhau). Thiết kế này mang lại giá trị thẩm mỹ cao và thể hiện sự cân xứng, đồng đều, hài hòa trong mọi chi tiết. Từ các đường nét cho tới màu sắc tường, mái đều được sử dụng hợp lý.

Top 6 Loại Nhà Xưởng Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay Redsunland4
Nhà xưởng KCN Minh Hưng Sikico – Bình Phước

Ưu điểm

  • Nhà xưởng đôi giúp quá trình vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Thiết kế nhà xưởng đôi có tính thẩm mỹ cao, hài hòa trong mọi chi tiết.
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và di chuyển giữa các xưởng khi cần thiết.
  • Phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn, nhiều công đoạn sản xuất và nhiều máy móc dây chuyền.

Nhược điểm

  • Loại hình này cần diện tích lớn, đất công nghiệp vuông vắn.
  • Tốn kém chi phí xây dựng nhà xưởng hơn so với loại hình khác.

2.6. Nhà xưởng đi kèm hệ sinh thái

Dạng nhà xưởng đi kèm hệ sinh thái được tích hợp thêm yếu tố sinh thái với việc trồng cây xanh, hồ nước trong khuôn viên xưởng. Thi công kiểu nhà xưởng này sẽ được thực hiện qua 4 giai đoạn bao gồm thiết kế, xây dựng xưởng, thi công cảnh quan và hoàn thiện.

Không chỉ có thế, hệ sinh thái được bố trí theo quy luật phong thuỷ sẽ góp phần tăng vượng khí và tài lộc cho doanh nghiệp. Dạng nhà xưởng này được nhiều chủ doanh nghiệp ưa chuộng và đặc biệt yêu thích. Những công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc, sắt thép hoặc bao bì,… rất thích hợp để xây dựng loại nhà xưởng hệ sinh thái này.

Top 6 Loại Nhà Xưởng Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay Redsunland5
Nhà xưởng kèm hệ sinh thái trong Khu công nghiệp VSIP

Ưu điểm

  • Thân thiện với môi trường, hạn chế được bụi bặm và sự ồn ào trong việc sản xuất.
  • Cảnh quan và môi trường trong lành, thoáng mát sẽ giúp công nhân viên có thêm không gian thư giãn để tăng năng suất lao động.
  • Góp phần hạn chế chất thải công nghiệp, bảo vệ trái đất.
  • Nếu bố trí hệ sinh thái theo quy luật phong thủy còn góp phần tăng vượng khí, tài lộc cho doanh nghiệp.
  • Dạng nhà xưởng này được nhiều chủ doanh nghiệp đặc biệt yêu thích. Phù hợp với những đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao bì, may mặc, sắt thép,…

Nhược điểm

  • Việc thi công, xây dựng sẽ tốn khá nhiều thời gian vì có nhiều phân khu chức năng, sinh thái khác nhau.

3. Các quy định về tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng nhà xưởng

Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng

Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng được quy định cụ thể tại:

  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1 ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 2, 3 ban hành theo quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 25/09/1997 của Bộ Xây Dựng.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng với từng hạng mục

Hạng mụcTiêu chuẩn
Nền móng– Thiết kế nền và móng cần căn cứ vào yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và phải tuân theo quy định trong TCVN 2737 :1995

– Cao độ mặt trên của móng phải thiết kế thấp hơn mặt nền.

– Cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải cao hơn độ cao san nền ít nhất là 0,2 m.

– Móng cột ở khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế chung cho hai cột giáp liền nhau.

Nên sử dụng các kết cấu nền có các dạng:

+ Nền bê tông;

+ Nền bê tông cốt thép;

+ Nền bê tông có phoi thép chịu va chạm;

+ Nền bê tông chịu được sự ăn mòn của axit, kiềm;

+ Nền lát gạch xi măng;…

Mái và cửa mái– Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy khác nhau.

– Tùy theo điều kiện của vật liệu lợp và yêu cầu của công nghệ mà mái nhà sản xuất nhiều nhịp được phép thiết kế thoát nước bên trong, hoặc bên ngoài và nối với hệ thống thoát nước chung. 

– Tùy theo yêu cầu của công nghệ, hướng của nhà có thể thiết kế các loại cửa mái như: chồng diềm, chữ M, răng cưa…

– Cửa mái phải lắp kính cố định, phần dưới để hở, phần trên có mái đua. 

– Chiều dày của kính cửa mái không được nhỏ hơn 3 mm.

Tường và vách ngăn– Căn cứ vào đặc tính, quy mô và điều kiện sử dụng của nhà sản xuất, tường nhà được thiết kế dưới các dạng sau: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung. 

– Tất cả các chân tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa bằng bi tum hoặc vật liệu khác. 

– Tường ngăn giữa các phân xưởng cần được tháo lắp thuận tiện đáp ứng được mặt bằng khi có yêu cầu thay đổi công nghệ và sửa chữa thiết bị. 

– Đối với nhà sản xuất có kích thước nhịp nhỏ hơn hoặc bằng 12m, chiều cao cột không lớn hơn 6m cho phép thiết kế tường chịu lực.

Cửa sổ, cửa đi– Khi xây dựng nhà xưởng sản xuất phải sử dụng tối đa cửa sổ, cửa đi và lỗ thông thoáng để đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt nhất.

– Thiết kế cửa sổ phải bảo đảm các điều kiện sau:

 + Đối với cửa sổ có độ cao không lớn hơn 2,4 m kể từ mặt sàn, phải thiết kế cửa sổ đóng mở được.

 + Khi cần có yêu cầu chống gió bão, các diện tích lắp kính ở độ cao lớn hơn 2,4 m kể từ mặt sàn phải lắp thành khung cố định. Trường hợp cần thiết phải lắp cánh cửa thì phải có bộ phận kẹp giữ chắc chắn và đóng mở hàng loạt bằng cơ khí.

Kết luận

Bài viết trên đây Redsunland.vn đã tổng hợp những mẫu nhà xưởng công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Quý Công ty hãy tham khảo và cân nhắc giá thành kỹ lưỡng để có thể chọn được mẫu mã phù hợp với quy mô, diện tích đất cũng như hình thái sản xuất và kinh doanh.

 

Gọi điện thoại
0912.94.93.93
Đặt lịch
Đặt lịch