Chuyển nhượng lô đất 13000m2 trong CCN Phúc Ứng Tuyên Quang
Lô đất 13000m2 trong CCN Phúc Ứng Tuyên Quang cực kỳ vuông vắn, mặt tiền rộng, đã san lấp mặt bàng
Cụm công nghiệp Phúc Ứng có hệ thống hạ tầng đồng bộ bao gồm đường giao thông nội bộ, thoát nước mưa, thu gom nước thải, hệ thống cung cấp điện nước, trạm xử lý nước thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác được xây dựng đồng bộ, hiện đại, là điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư.
Thông tin sơ bộ về lô đất 13000m2 trong CCN Phúc Ứng Tuyên Quang
– Diện tích: 50.000m2
– Giá: Thoả thuận
– Mục đích : Xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
Thông tin chi tiết về lô đất 13000m2 trong CCN Phúc Ứng Tuyên Quang
- Vị trí: Cụm công nghiệp Phúc Ứng thuộc Phúc Ứng – Sơn Dương – Tuyên Quang
- Khoảng cách:
- Cách trung tâm thủ đô Hà Nội: 101km
- Cách sân bay quốc tế Nội Bài: 74km
- Cách TP Tuyên Quang: 27km
- Cách cảng Hải Phòng: 218km
- Cách biên giới Việt – Trung: 241km
- Diện tích: 50.000m2 tương đương 5ha
- Hồ sơ pháp lý: Đầy đủ chứng nhận sử dụng đất, giấy phép đầu tư xây dựng
- Thời hạn : 50 năm (2019 đến năm 2069)
- Hiện trạng : Toàn bộ quy hoạch dự án đã được san lấp
Giới thiệu tổng quan về cụm công nghiệp Phúc Ứng Tuyên Quang
Cụm công nghiệp Phúc Ứng, diện tích quy hoạch 75 ha, có 4/10 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy đạt 82,5%.
Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp khu dân cư thôn Phúc Vượng và Quốc lộ 2c
- Phía Đông giáp khu dân cư thôn Khuôn Ráng và núi đá
- Phía Nam giáp khu dân cư thôn Khuôn Ráng và Quốc lộ 2c
- Phía Tây giáp khu dân cư thôn Khuôn Ráng và núi đá
Tổng quan huyện Sơn Dương, Tuyên Quang
Huyện có hệ thống giao thông đa dạng, 2 tuyến quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C và các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã đã được nhựa hóa tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế với các tỉnh có nền kinh tế phát triển như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Đặc biệt, huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh trên các lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, du lịch… Trong những năm qua, huyện đã nỗ lực phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, huyện đã tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Mục tiêu của huyện là xây dựng các cụm công nghiệp, vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, phát triển du lịch, cùng với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2020, Sơn Dương trở thành huyện phát triển khá của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian qua huyện đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm an ninh, an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, huyện có 1 khu công nghiệp và 3 điểm công nghiệp với 15 nhà máy công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích gần 400 ha. Điển hình là Khu công nghiệp Sơn Nam được phê duyệt quy hoạch tổng thể là 150 ha; Điểm công nghiệp độc lập Măng ngọt (Tổ nhân dân Măng Ngọt, thị trấn Sơn Dương) tổng diện tích quy hoạch là 4 ha…
![]() Công nhân làm việc tại Nhà máy May Tuyên Quang, xã Phúc Ứng (ảnh dưới). Ảnh: Thành côngCao Huy |
Toàn huyện có 123 doanh nghiệp, trên 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trên các lĩnh vực đã tạo việc làm cho trên 6.500 lao động với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng, đóng góp cho ngân sách huyện trên 18 tỷ đồng tiền thuế/năm. Trên địa bàn huyện còn có nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động như: Nhà máy May Tuyên Quang tại xã Phúc Ứng có diện tích 5 ha với tổng mức đầu tư khoảng 202 tỷ đồng do Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm chủ đầu tư, gồm 14 dây chuyền may, tạo việc làm cho 1.200 lao động tại địa phương với mức lương từ 3-5 triệu đồng/người/tháng.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào đã gắn liền với lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam với các địa danh lịch sử nổi tiếng như: Đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Nưa, đình Tân Trào, Hang Bòng, nhà làm việc và hầm an toàn của Bác Tôn…. Khu có hơn 100 điểm di tích chủ yếu nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh, Bình Yên, Hợp Thành… Hằng năm, huyện đã thu hút trên 600.000 lượt khách đến tham quan. Bên cạnh đó, huyện còn có nguồn lao động trẻ, dồi dào với trên 109.725 lao động, trình độ văn hóa tương đối khá. Đây là những lợi thế để huyện tiếp tục phát triển du lịch, trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương.
Huyện cũng đang phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tạo điều kiện cho Tổng Công ty cổ phần Bia, rượu, nước giải khát Hà Nội (Habeco) khảo sát địa điểm để đầu tư nhà máy bia, Công ty TNHH MTV Lê Phát An khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy gạch không nung tại xã Phúc Ứng; các doanh nghiệp đầu tư tại Khu dịch vụ thương mại Tổ dân phố Xây dựng, thị trấn Sơn Dương. Đồng thời, đề xuất Dự án đầu tư xây dựng công trình đường trục phát triển đô thị dọc sông Phó Đáy, đập dâng nước và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới thuộc tổ dân phố Tân Bắc – Cơ Quan trung tâm thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT); thu hút Công ty TNHH K – Electronic đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Khu Công nghiệp Sơn Nam; thu hút Tập đoàn TH vào đầu tư tại huyện; khảo sát, nghiên cứu mở rộng, hình thành Cụm công nghiệp Phúc Ứng; tiếp xúc và mời gọi Công ty MARUBOSHI-Vinegar Co.LTD của Nhật Bản và các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn,…